y-nghia-vach-trang-net-dut

Ý nghĩa vạch sơn kẻ đường màu Vàng và màu Trắng

Theo quy chuẩn cũ 41/2012, vạch sơn kẻ đường màu vàng để phân chia hai làn ngược chiều ở đường ngoài khu dân cư, trong khi màu trắng sử dụng trong khu dân cư.

Hiện nay, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Vạch 1.1: Vạch sơn màu Vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

y-nghia-vach-vang-net-dut
Loại vạch 1.1: Vạch màu Vàng nét đứt

Vạch 1.2: Vạch sơn màu Vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

y-nghia-vach-vang-net-lien
Vạch sơn kẻ đường màu Vàng nét liền là phân chia làn đường ngược chiều, nhưng xe không được lấn làn

Vạch 1.3: Sơn màu Vàng nét liền song song

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

y-nghia-vach-vang-net-lien-doi
Sơn vạch màu Vàng song song nét liền là để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch

Vạch 1.4: Vạch sơn màu Vàng một nét liền một nét đứt

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

y-nghia-vach-vang-mot-dut-mot-lien
Vạch sơn màu Vàng 1 đứt 1 liền cũng chỉ phân chia 2 làn đường ngược chiều.

Loại vạch 1.5: Vạch gồm 2 nét đứt màu Vàng song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

y-nghia-vach-vang-dut-song-song
Khi nhìn thấy 2 vạch màu vàng đứt song song dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó

Loại vạch 2.1: Vạch màu Trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

loi-khong-chap-hanh-bien-bao-vach-ke-duong-loi-sai-lan-duong-R412-R415-son-ke-vach-duong-gia-phat
Vạch 2.1 là vạch màu Trắng nét đứt, dùng để phân chia làn cùng chiều, được phép đè vạch khi cần thiết

Vạch 2.2: Vạch sơn màu Trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

y-nghia-vach-trang-net-lien
Ý nghĩa vạch màu Trắng nét liền để phân chia làn đường cùng chiều, các xe không lấn làn, đè vạch

Trên đây là một số vạch kẻ đường cơ bản, chúng tôi chia sẻ với mong muốn các bạn nắm chắc được những kiến thức cơ bản về vạch sơn kẻ đường để tránh bị phạt những lỗi sai làn đường hay sai vạch đường không đáng có.

Chúc các bạn lái xe an toàn

Xem thêm

Nguồn: VnExpress.net

4.9/5 - (71 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
error: Alert: Nội dung được bảo vệ !!