Last Updated on 15/01/2025
Đinh phản quang là gì?
Đinh phản quang (Tên tiếng Anh là: Retroreflecting Road Stud) là thiết bị an toàn giao thông có tấm phản quang, được lắp đặt chủ yếu ở dải phân cách giữa, dải phân làn đường, dải phân tách luồng giao thông hoặc vỉa hè, giúp cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, bất kể đêm ngày. Đinh nhôm phản quang 3M còn được gọi là đinh đường.
LƯU Ý: Đinh đường có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận không tách rời và có thể được cắm xuống mặt đường hoặc gắn xuống mặt đường. Phần phản quang có thể theo một chiều hoặc hai chiều.
Tác dụng đinh đường phản quang 3M
Cũng như định nghĩa về đinh đường phản quang, ta dễ dàng thấy ngay tác dụng chính của đinh đường phản quang là giúp cảnh báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, dễ dàng quan sát ngay cả khi ở xa nhờ khả năng phản quang của tấm phản quang trong đinh đường.
Vậy đinh đường có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường ít được đèn đường chiếu sáng vào ban đêm.
Ngoài ra, việc kết hợp giữa đinh đường phản quang với các vạch sơn kẻ đường, biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông ,… phải được diễn ra đồng bộ. Có như vậy tác dụng của tiêu phản quang mới phát huy tối đa.
Cấu tạo đinh đường 3M phản quang
Đối với đinh đường được cấu tạo từ hai hay nhiều bộ phận, nếu có bộ phận thay thế được thì phải được cấu tạo để tháo ra chỉ với một công cụ. Các bộ phận thuộc cấu tạo của đinh đường được thể hiện trong hình bên dưới.
Cấu tạo các chi tiết của đinh đường 3M
Thân đinh đường
Thân đinh đường phải được cấu tạo để cố định, bảo vệ tấm phản quang và có độ bền phù hợp để không bị vỡ, nứt hay hỏng khi phương tiện giao thông chạy qua.
Tấm phản quang
Tấm phản quang được cấu tạo để đính vào thân đinh đường theo một phía hoặc hai phía.
Chân cắm
Chân cắm được cấu tạo để đặt vào lỗ đã khoan trên mặt đường để đinh đường không bị xoay hoặc bật ra khi phương tiện giao thông chạy qua.
Các loại đinh đường phản quang
Việc phân loại đinh đường phản quang được chi ra làm 2 loại cơ bản đó là:
- Đinh đường cắm – được quy định ký hiệu là A
- Đinh đường gắn – được quy định ký hiệu là E
Đinh đường phải đảm bảo không có cạnh sắc. Góc giữa mặt tấm phản quang và mặt trên của đinh đường không được vượt quá 45°
Ngoài ra, dựa vào chất liệu của đinh đường mà chúng ta có những loại sau:
Chất liệu thân đinh đường: Đối với đinh đường loại A dùng vật liệu là hợp kim nhôm hoặc vật liệu không gỉ đáp ứng các yêu cầu chịu lực thẳng đứng quy định tại 7.2; đinh đường loại E dùng vật liệu là nhựa PC hoặc nhựa PMMA.
Chất liệu tấm phản quang: Đối với tấm phản quang là nhựa polycacbonat hoặc nhựa PMMA phải có khả năng phản quang theo quy định tại tiêu chuẩn này.
Chất liệu chân cắm: Đối với chân cắm, vật liệu là hợp kim nhôm hoặc kim loại không gỉ đáp ứng các yêu cầu chịu lực cắt quy định tại điều 7.3. trong TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ – Đinh phản quang – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đinh đường phản quang
Tiêu chuẩn tầm nhìn của đinh đường
Yêu cầu về cường độ sáng
Khi thử nghiệm theo JIS D 5500, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định như sau:
Khi thử theo EN 1463-1 tại, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 4 nhân với hệ số màu sắc quy định
Khi thử theo ASTM D4280, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định
Yêu cầu về màu sắc
Khi thử nghiệm, mức độ phát tia phản quang của đinh đường có các tọa độ hội tụ màu nằm trong vùng cho phép được quy định trong Bảng 7.
Phép đo được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 11664-2 và ISO 11664-1 (góc tới 2°) với góc xoay βv = 0°, βH = 5° và góc quan sát α = 0,3°.
CHÚ Ý 1: Nếu hai điểm nằm trên đường cong màu quang phổ thì chúng sẽ không nối với nhau bằng đường thẳng mà trong trường hợp này chúng sẽ nối bằng ranh giới của đường cong màu quang phổ.
CHÚ Ý 2: Màu sơn phản quang vào ban đêm hiện đang được Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE TC 2.19) nghiên cứu. Vì vậy, các giới hạn được cho trong bảng này có tính chất tạm thời. Các giới hạn này được đề xuất sửa đổi khi TC2.19 đã hoàn thành công việc nghiên cứu.
Khả năng chịu áp lực thẳng đứng của thân đinh đường
Khi thử nghiệm, thân đinh đường phải chịu được lực tác dụng là 2 700 kG mà không bị nứt. Vết nứt là vết có chiều dài hơn 3,3 mm.
Khả năng chịu lực cắt của chân cắm
Khi thử theo 8.5, chân cắm không bị phá hủy.
Độ bền của tấm phản quang
Độ bền va đập:
Khi thử nghiệm, bề mặt của tấm phản quang không bị bong tróc và không xuất hiện vết nứt dài hơn 6,4 mm.
Tấm phản quang phải được nung nóng đến nhiệt độ 55°C trong vòng 1 giờ trước khi thử nghiệm.
Trong khi tăng nhiệt độ, thanh nặng 0,2 kG có đầu hình cầu bán kính 6,5 mm được thả rơi ở độ cao 500 mm lên bề mặt của tấm phản quang. Tấm phản quang phải được đặt trên bề mặt cứng.
Quan sát sự xuất hiện các vết nứt hoặc bong tróc sau khi thả vật nặng rơi.
Sự chịu nhiệt:
Khi gia nhiệt theo 8.6.2, tấm phản quang không bị vỡ, nứt.
Tấm phản quang được đặt trong môi trường nhiệt độ 60°C trong vòng 4 giờ và -7°C trong vòng 4 giờ. Lặp lại chu kì này 4 lần.
Quan sát sự xuất hiện các vết nứt hoặc bong tróc sau khi lấy tấm phản quang ra.
Quy định chung đối với đinh đường
Quy định đối với tiêu phản quang
Tiêu phản quang là thiết bị dẫn hướng được gắn các công cụ phản quang để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn. Tiêu phản quang được bố trí tại các nơi mà tuyến đường có thể gây ngộ nhận hoặc lúng túng về hướng đường.
Tiêu phản quang phải gắn công cụ phản quang cho phép nhìn rõ vào buổi tối dưới ánh đèn pha ôtô đạt tiêu chuẩn trong điều kiện thời tiết bình thường ở cự ly 300m.
Công cụ phản quang có thể là các tấm nhựa phản quang, các khối kim loại gắn phản quang, màng phản quang dán trên các miếng kim loại v.v… Công cụ phản quang có thể có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc hình đa giác được gắn lên các lan can phòng hộ, tường bảo vệ hoặc gắn xuống mặt đường. Công cụ phản quang cũng bao gồm các vật liệu phản quang dạng dải quấn quanh các cọc tiêu phản quang.
Tiêu phản quang màu vàng được sử dụng ở các dải phân cách giữa. Tiêu phản quang màu đỏ được sử dụng cho hướng ngược chiều của đường một chiều (để cảnh báo người lái đi nhầm đường) và sử dụng cho các đường lánh nạn.
Tiêu phản quang bao gồm: tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách, tiêu phản quang dạng mũi tên và đinh đường phản quang (còn gọi là cóc phản quang) bố trí trên mặt đường.
Quy định đối với tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách
Phạm vi áp dụng tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách:
a) Trên các đường cao tốc:
+ Bố trí dọc hai bên đường. Khi đó, nếu lan can phòng hộ cách mép phần đường xe chạy dưới 2,4 m, gắn tiêu phản quang lên lan can phòng hộ. Các trường hợp khác phải bố trí tiêu phản quang dạng cột đặt bên đường;
+ Bố trí ít nhất một bên trên các nhánh nối của các nút giao khác mức liên thông.
b) Trên các đường khác:
Nên sử dụng tiêu phản quang tại vị trí các đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy mà không có lan can phòng hộ, các đoạn đường đèo dốc quanh co hạn chế tầm nhìn, trong phạm vi đường lánh nạn, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt.
Nơi đường thường xuyên có sương mù cần bố trí tiêu phản quang trên các vật thể cứng liền kề phần xe chạy như các đầu đảo giao thông, bó vỉa v.v… khi khó nhận biết các vật thể này về ban đêm.
Không cần sử dụng tiêu phản quang bố trí bên đường và trên dải phân cách trong các trường hợp sau:
a) Trên mặt đường đã được gắn cóc phản quang liên tục;
b) Đã sử dụng tiêu phản quang dạng mũi tên trong các đường cong;
c) Tại những nơi có đèn đường chiếu sáng liên tục về ban đêm;
d) Làn đường mở rộng dần theo chiều xe chạy.
Vị trí và khoảng cách tiêu phản quang bố trí bên đường và trên dải phân cách như sau:
a) Tiêu phản quang phải đặt cách mép phần xe chạy phía ngoài cùng từ 0,6 m –
2,4 m và cách đều mép mặt đường, lượn cong đều theo mép phần đường xe chạy;
b) Trên đường thẳng, khoảng cách giữa tiêu phản quang không nhỏ hơn 10 m và không quá 100 m;
c) Trong phạm vi đường cong nằm, khoảng cách nhỏ nhất giữa các tiêu phản quang là 6 m và tối đa là 100 m phụ thuộc vào bán kính đường cong;
d) Phần đường thẳng tiếp giáp với điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường cong bố trí 3 tiêu. Tiêu đầu tiên cách điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường cong là 1S; tiêu thứ hai cách tiêu thứ nhất là 3S, và tiêu thứ 3 cách tiêu thứ 2 là 6S nhưng cũng không cách xa quá 100 m (S là khoảng cách giữa các tiêu bố trí trong đường cong).
Đối với tiêu dạng mũi tên
Tiêu phản quang dạng mũi tên bao gồm một biển vẽ dạng mũi tên chỉ hướng màu đen trên nền vàng gắn trên đỉnh các cột
Tiêu phản quang dạng mũi tên được sử dụng trong phạm vi đường cong nằm trong các trường hợp sau:
a) Trên các đường cao tốc tại các đường cong có bán kính bằng bán kính tối thiểu nhỏ nhất theo cấp đường;
b) Trên các nhánh rẽ trái gián tiếp của các nút giao khác mức liên thông;
c) Trên các đoạn đường cong hạn chế tầm nhìn hoặc các đường cong được đánh giá là điểm đen về tai nạn giao thông; các đường cong được gắn biển số 201 “Chỗ ngoặt nguy hiểm” có lưng hướng ra phía vực sâu mà không có tường bảo vệ hoặc lan can phòng hộ; các đường cong dạng con rắn.
Tiêu phản quang dạng mũi tên được bố trí ở phía lưng của đường cong nằm, bắt đầu từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc đoạn cong. Khoảng cách giữa các tiêu phản quang dạng mũi tên không nhỏ hơn 12 m và không lớn hơn 60 m.
Bố trí đinh phản quang 3M trên đường giao thông
Đinh đường phản quang theo phương dọc đường được bố trí như sau:
a) Trên các đường cao tốc:
+ Bắt buộc bố trí trên các vạch sơn kênh hóa dòng xe tại đầu các mũi đảo tách dòng và nhập dòng. Trong trường hợp này, cần sử dụng đinh đường 3M màu vàng trong phạm vi từ mũi đảo thực (đảo cứng) cho đến mũi hết mũi đảo bằng vạch sơn với cự ly giữa các cóc phản quang tối đa là 6 m.
+ Có thể bố trí cóc phản quang trên các vạch sơn phân chia giữa phần xe chạy chính và làn dừng xe khẩn cấp.
b) Với đường nhiều hơn 2 làn xe mỗi hướng không có dải phân cách cố định, có thể bố trí một hàng đinh 3M phản quang tại tim đường nằm giữa vạch sơn kép phân chia hai chiều xe chạy.
Có thể sử dụng đinh đường phản quang màu vàng gắn theo phương ngang đường tại vị trí mặt đường bị thấp xuống hoặc vồng lên đột ngột theo phương ngang đường và trên vạch dừng xe nơi phần đường người đi bộ cắt qua không có tín hiệu đèn điều khiển.
Đinh đường 3M không được nhô cao khỏi mặt đường quá 2,5 cm.
- Báo giá thi công sơn kẻ đường giao thông nhiệt dẻo
- Sơn kẻ đường Joway gốc dầu dễ thi công
- Sơn kẻ vạch AC Đại Bàng nhanh khô
- Sơn giao thông Kova K462 gốc nước
Biện pháp thi công đinh nhôm phản quang 3M trên đường giao thông
Quy trình lắp đặt thi công đinh đường 3M phản quang
Đảm bảo an toàn khu vực thi công
Trong môi trường lưu thông các phương tiện giao thông, các tai nạn tiềm ẩn có thể xảy ra với người thực hiện thi công. Chính vì thế, trước khi thi công cần phải lưu ý các biện pháp sau:
Trước khi lắp cóc phản quang cần phải tắt hết các thiết bị phụ trợ, tổ chức điều khiển phương tiện giao thông và đặt thiết bị cảnh báo nguy hiểm.
Đảm bảo chắc chắn toàn bộ phương tiện đang lưu thông đi đúng luồng quy định. Nếu cần thiết, có thể đặt nhiều biện pháp an toàn khác nhau cho một khu vực thi công.
Đảm bảo điều kiện thi công lắp đặt
Bề mặt cần được chuẩn bị và đáp ứng tiêu chuẩn dưới đây:
Khoan lỗ có đường kính và chiều dài tối thiểu trên bề mặt bằng đường kính và chiều dài chân đinh.
Trước khi thi công cóc phản quang, bề mặt cần phải được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vết dầu mỡ, đất, cát, ….
Keo gắn đinh đường 3m phản quang
Chất liệu để dán cóc phản quang thường sử dụng đó chính là keo hai thành phần EPOXY A-B. Keo cần đáp ứng được tiêu chuẩn và thực hiện theo các bước như sau:
Pha keo theo tỷ lệ: 5A:1B rồi sau đó trộn đều
Quét keo lên chân và mặt sau viên đinh rồi ép đinh xuống mặt đường đã được vệ sinh sạch
Keo sẽ khô nhanh trong vòng 3 – 5 phút và cố định đinh trên đường rất chắc chắn
1 kg keo pha có thể gắn được 8 – 12 viên đinh phản quang 3m. Tuy nhiên, cần phải tùy theo mặt đường tốt xấu và người sử dụng.
Lưu ý là lượng keo dính nên sử dụng vừa đủ, tránh pha quá nhiều sẽ gây lãng phí vì keo khô sẽ không sử dụng lại được nữa.
Phương pháp thi công
Đối với loại đinh đường 3m nổi có chân, phương pháp lắp đặt như sau:
Xác định vị trí và khoảng cách cần đặt đinh. Sử dụng máy khoan chuyên dụng để khoan lỗ đường kính 28mm, sâu 60mm
Làm sạch lỗ để lỗ không còn bụi, sỏi, dầu mỡ trong hố và vách hố khoan
Keo Bitumen sau khi khuấy đều sẽ rót vào đầy hố
Đặt đinh theo đúng chiều vào của hố, lắc cho xuống hết chân và chờ thời gian cho keo được ổn định và cứng chắc
Lau sạch toàn bộ các vết keo thừa xung quanh đinh và rút các thiết bị an toàn.
Đối với loại đinh nhôm phản quang nổi không chân, phương pháp lắp đặt như sau:
Lấy dấu vị trí để lắp đinh
Làm sạch toàn bộ bụi bẩn, vết dầu mỡ tại khu vực lắp đinh
Gia nhiệt keo đến nhiệt độ thích hợp cho keo chảy ra
Đổ keo vào khu vực cần dán đinh với độ dày 3mm
Đặt đinh lên bề mặt có keo và ấn chặt xuống cho đến khi đinh ổn định trên bề mặt
Dọn sạch toàn bộ xung quanh vị trí lắp đinh.
Những lưu ý trong quá trình thi công lắp đặt đinh đường phản quang 3M
Khi thi công lắp đặt tiêu phản quang cần chú ý gì?
Khi thi công lắp định đinh đường, cần chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vị trí cần gắn đinh nhôm phản quang, tránh bụi bẩn, ẩm ướt và nền đường cần đảm bảo sự chắc chắn.
Mặt đường ẩm ướt có thi công lắp đặt đinh đường giao thông được không?
Trong điều kiện mặt đường ẩm ướt hoặc đường bê tông mới xây dựng chưa được 14 ngày, chúng ta không nên lắp đặt đinh giao thông để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu cố tính thi công thì keo sẽ bị dính nước và giảm độ bám dính của keo gắn.
Tại sao phải sử dụng keo gắn epoxy 2 thành phần?
Trong quá trình thi công gắn đinh đường phản quang xuống đường, chúng ta nên sử dụng sản phẩm keo epoxy 2 thành phần để đảm bảo sự bền chắc. Dưới tác dụng cực mạnh của bánh xe các phương tiện giao thông, nếu không sử dụng keo chuyên dụng chắc chắn thì sản phẩm rất dễ bị bung và gây hỏng sản phẩm.
Một lưu ý nữa là, keo epoxy rất nhanh khô và chết cứng do vậy chúng ta cần phải thi công gắn đinh nhanh, tránh tình trạng keo đã khô mà chưa gắn xong. Nên trộn keo ít một đủ để thi công theo số lượng cần dùng, tránh trộn nhiều gây lãng phí keo.
Xem thêm
- Băng dính phản quang Vàng Đen – dán nền, cửa thoát hiểm
- Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công sơn kẻ vạch bãi đỗ xe
- Sơn phản quang giá rẻ sự lựa chọn tốt nhất cho các công trình giao thông
Báo giá đinh phản quang nhôm 3M – Mua ở đâu ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đinh đường 3M phản quang từ chất lượng kém đến chất lượng tốt. Nên Quý khách hàng cần chọn đúng nhà cung cấp uy tín để được tư vấn và mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Gia Phát là nhà cung cấp và thi công các giải pháp về an toàn giao thông uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi sẽ mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm từ sơn vạch kẻ đường, sơn dẻo nhiệt phản quang, biên báo giao thông, gờ giảm tốc bằng cao su, thanh ốp góc tường phản quang, sản phẩm cao su chặn lùi xe ô tô,… và nhiều sản phẩm dịch vụ khác.
Quý khách hãng liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và báo giá đinh nhôm phản quang 3M nhanh nhất với nhiều ưu đãi!